domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

Kinh nghiệm làm bài thi Đại học

Đến hẹn lại lên, những cánh phượng hồng đỏ thắm đã bắt đầu hé chồi non báo hiệu mùa hè oi bức đang kề cận, MÙA THI đầy căng thẳng đang đến gần. Đặc biệt với các sĩ tử chuẩn bị bước vào kì thi QUỐC GIA đầy cam go và thử thách.
Dưới đây là những “kinh nghiệm” ôn thi hữu hiệu nhằm giúp các sĩ tử tự tin hơn, học đúng phương pháp, làm bài đúng đúng “barem”  


Đối với môn Toán:
Cố gắng làm thật chắc các dạng căn bản, nâng cao một chút, nắm kỹ các bước và đặc biệt là cách trình bày. Học và làm một số dạng bài khó nhưng chỉ ở mức vừa phải chứ không đặt nặng. Ngoài ra có thể tham gia các kỳ thi thử đại học môn toán, đi thi thử để xem tâm lý làm bài của mình, rèn luyện để không bị rối trong khi làm bài và luôn nhớ “Dễ trước khó sau, không thấy khó mà hiếu thắng, không phải giỏi là điểm cao, làm đến đâu chắc đến đó”. Môn Toán là môn tự luận nên cần rèn khả năng lập luận nhiều nhất. Cấu trúc đề thi thường cố định, nên chỉ cần ôn luyện kĩ và bám sát cấu trúc đề là có thể đạt điểm cao.


Đối với môn Hóa:
Kinh nghiệm học tốt môn Hóa chính nhờ óc quan sát những sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống thường ngày. Chẳng hạn khi ăn mì chính, ăn đường cũng lẩm nhẩm công thức hóa học, pha muối vào nước cô cũng tò mò xem phản ứng… Quan sát như vậy sẽ củng cố trí nhớ môn Hóa hơn rất nhiều, hơn nữa còn làm người học yêu thích môn Hóa. Đặc biệt, trong đề trắc nghiệm có rất nhiều lý thuyết về ứng dụng của các chất trong đời sống mà nhiều bạn chủ quan bỏ qua. Không nên học thuộc lòng các công thức của môn Hóa mà phải hiểu bản chất. Để làm được điều này, quan trọng nhất là phải làm thật nhiều bài tập


Đối với môn Lý:
Phương pháp giải nhanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm bài thi môn Vật lý. Đầu tiên là phải học thuộc các công thức. Nhớ được các công thức sẽ có thể giải nhiều bài tập liên quan, cách duy nhất để nhớ những kiến thức là làm nhiều dạng bài tập và làm những đề tổng hợp”


Đối với môn Sử: 
Kinh nghiệm học Sử là nên ghi những sự kiện ngày tháng năm có ý nghĩa quan trọng vào những tờ giấy ghi nhớ rồi dán tất tần tật những vị trí mình tiếp xúc và nhìn thấy hằng ngày. Ngoài ra, xem phim lịch sử cũng là cách học thú vị. Những bộ phim lịch sử thường đi vào lòng người xem và để lại rất nhiều cảm xúc. Từng nhân vật, từng bài hát hay từng cảnh phim lại gắn với các giai đoạn lịch sử khác nhau. Chính điều này đã giúp bạn ghi nhớ các sự kiện một cách sễ dàng hơn. Môn Sử yêu cầu lượng kiến thức khá nhiều và phải đào sâu nên người học trước hết phải chăm chỉ. Đồng thời phải đọc thật nhiều sách để làm phong phú thêm khối kiến thức.


Đối với môn Địa: 
Các sỉ tự hãy học theo dạng bài cụ thể ở từng chương. Để làm được điều này, cần có một sự linh hoạt trong việc hiểu nội dung từng chương, tìm mối liên hệ giữa các bài. Việc ôn tập theo hệ thống vô cùng quan trong.  Ví dụ như khi học phần dân số, cũng cần nhớ tới số liệu từng vùng. Để nhớ số liệu, hãy gán cho một điều đặc biệt gì đó đối với bạn cho dễ nhớ (ngày sinh của bạn chẳng hạn). Các bạn nên luyện vẽ biểu đồ nhiều lần, vẽ sao cho đúng và đẹp.




Đối với môn Văn: 
Câu hỏi lý thuyết: ghi các lý thuyết định nghĩa cần nhớ vào sổ và đọc hằng ngày, tự đặt một số câu hỏi lý thuyết, học kỹ tác phẩm, các đặc điểm đặc biệt của tác phẩm.
+ Nghị luận văn học: với số lượng các tác phẩm khổng lồ của năm 12 thì không thể học thuộc lòng từng bài được. Chính vì vậy, việc đọc rất cần thiệt, đọc là chính, đọc bài giảng, bình giảng, tham khảo, cũng đọc thêm bài báo và tác giả nữa. Càng hiểu nhiều về tác phẩm, càng có thể viết bài sâu sắc hơn và dễ ứng phó với nhiều dạng đề hơn nhưng cũng cần cẩn thận, đừng ham thể hiện sự hiểu biết của mình quá.



Đối với môn Tiếng Anh: 
Cố gắng nắm thật chắc ngữ pháp, học nhiều từ vựng, làm bài tập liên tục và cứ 1 tháng ôn lại từ vựng đã học 1 lần là bí quyết để học tốt môn này. Ghi các từ cần nhớ vào giấy nhớ rồi dán vào các ví trí bạn hay quan sát cũng là một cách học hiệu quả môn tiếng Anh.


Kim Oanh - 40K12

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét