domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Nội dung cơ bản về tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa

Nhằm đưa ra giá trị DN tại thời điểm xác định giúp Ban đổi mới các Bộ, ngành xem xét trước khi phê duyệt giá trị doanh nghiệp...
1. Mục đích và phạm vi của dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp

Mục đích
Phục vụ cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có được những thông tin chính xác, kịp thời về giá trị doanh nghiệp và các vấn đề có liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần trước khi phê duyệt giá trị doanh nghiệp. Những thông tin này cần được đảm bảo ở một mức độ tin cậy cao, đảm bảo tính trung thực và khách quan
Mục đích của dịch vụ là nhằm đưa ra giá trị doanh nghiệp tại thời điểm xác định và ý kiến nhận xét, kiến nghị độc lập của Công ty Kiểm toán về giá trị doanh nghiệp, về công tác cổ phần hóa của Quý Ban cũng như những đề xuất, kiến nghị giúp Ban đổi mới các Bộ, ngành xem xét trước khi phê duyệt giá trị doanh nghiệp cho quý Tổng công ty để đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác cổ phần hóa.
Phạm vi
Chúng tôi sẽ tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp cho Quý Tổng Công ty theo đúng nội dung quy định tại  Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về chuyển Công ty nhà nước thành công ty cổ phần; Thông tư 202/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính v/v hướng dẫn thực hiện Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ và các văn bản quy định khác của cơ quan chủ quản trong lĩnh vực cổ phần hoá có liên quan...

2. Nội dung thực hiện dịch vụ
Xử lý tài chính trước khi cổ phần hoá
 Tư vấn cho Tổng Công ty xử lý các tồn tại về tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá và trong quá trình cổ phần hoá, bao gồm:
-     Tư vấn xử lý tài sản thuê, mượn, nhận vốn góp liên doanh, liên kết, tài sản không cần dùng, tài sản được đầu tư bằng quỹ khen thưởng phúc lợi.
-     Tư vấn xử lý các khoản nợ phải thu nợ tồn đọng theo quy định hiện hành của Nhà nước trước khi cổ phần hoá.
-     Tư vấn cho đơn vị chuẩn bị các hồ sơ và các tài liệu có liên quan đến các khoản nợ không có khả năng thu hồi loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá để đơn vị bàn giao cho Tổng Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, xử lý theo quy định của pháp luật.
-     Xử lý các khoản nợ phải trả đến hạn trả khi cổ phần hoá hoặc thoả thuận với chủ nợ xử lý hoặc chuyển thành vốn góp cổ phần.
-     Tư vấn cho doanh nghiệp cách thức xử lý nợ tồn đọng quy định hiện hành của Nhà nước nếu doanh nghiệp có các khoản nợ tồn đọng.
-     Tư vấn cho doanh nghiệp xử lý tài chính các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu, giảm giá chứng khoán, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ dự phòng tài chính .
-     Xác định lại kết quả kinh doanh nếu có thay đổi, phân phối theo quy định hiện hành trước khi chính thức cổ phần hoá.

Xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá

a/ Tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản, bao gồm:

-     Thu thập các căn cứ phục vụ cho việc xác định giá trị doanh nghiệp như:

+       Số liệu theo sổ kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá.
+       Tài liệu kiểm kê, phân loại và đánh giá chất lượng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá.
+       Giá thị trường của tài sản cùng loại tại thời điểm cổ phần hoá.
-     Kiểm tra thực tế để có cơ sở đánh giá giá trị còn lại của TSCĐ
-     Đối chiếu số liệu công nợ giữa sổ kế toán với các văn bản xác nhận công nợ
-     Xác định lại giá trị đối với toàn bộ các chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty theo quy định.
-     Xác định tổng giá trị tài sản đang dùng và giá trị phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
-     Sau khi Ban cổ phần hóa doanh nghiệp thẩm tra, Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp sẽ được trình cơ quan chủ quản phê duyệt.
-     Cùng đơn vị bảo vệ số liệu xác định giá trị doanh nghiệp trước các Bộ, ngành và đơn vị chủ quản có liên quan.

b/ Tư vấn cổ phần hoá (nếu có thoả thuận trong hợp đồng xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá ngoài công việc xác định GTDN)

Tư vấn về XD phương án lao động, phương án cổ phần hoá và dự thảo điều lệ bao gồm:
-            Tư vấn lập danh sách lao động được mua cổ phần ưu đãi:
+         Tư vấn lập danh sách chi tiết lao động, xác định năm công tác được mua cổ phần ưu đãi.
+         Tư vấn lập danh sách lao động được mua cổ phẩn ưu đãi.
-        Tư vấn xây dựng phương án sắp xếp lại lao động:
+         Tư vấn lập danh sách chi tiết lao động hiện có tại doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá.
+         Tư vấn phân loại lao động trong doanh nghiệp, xác định danh sách lao động có nhu cầu sử dụng và danh sách lao động không có nhu cầu sử dụng.
+         Tư vấn lập danh sách và dự toán kinh phí trợ cấp lao động dôi dư.
-           Tư vấn lập phương ánh đào tạo lại lao động và lập dự toán kinh phí đào tạo lại lao độngTư vấn lập phương án cổ phần hoá và dự thảo Điều lệ công ty cổ phần:
+         Tư vấn xây dựng dự thảo phương án cổ phần hoá, trong đó có những nội dung quan trọng: Kế hoạch sử dụng số tiền thu từ bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước, kế hoạch sản xuất kinh doanh trong vòng 3 năm sau cổ phẩn hoá, các kiến nghị của doanh nghiệp về tài chính, lao động, đầu tư...
+         Tư vấn xây dựng dự thảo điều lệ công ty cổ phần: Trên cơ cở Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp lý hướng dẫn, đặc thù của doanh nghiệp để dự thảo Điều lệ công ty cổ phần, với mục tiêu xây dựng một cơ chế quản trị công ty phù hợp.
-          Tư vấn Đại hội bất thường công nhân viên chức để góp ý vào phương án cổ phần hoá, phương án lao động và Điều lệ công ty cổ phần:
+         Tư vấn phổ biến hoặc niêm yết công khai phương án cổ phần hoá, phương án lao động và Điều lệ công ty cổ phần để mọi người lao động cùng biết, thảo luận.
+         Tư vấn tổ chức đại hội bất thường công nhân viên chức để lấy ý kiến về dự thảo các phương án và Điều lệ công ty cổ phần.
+         Phối hợp sửa chữa bổ sung phương án cổ phần hoá, phương án lao động và Điều lệ Công ty để gửi cơ quan có thẩm quyền.
Tư vấn tổ chức đại hội cổ đông và ra mắt công ty cổ phần gồm:
-          Tư vấn tổ chức Đại hội cổ đông. Bao gồm: Tư vấn chuẩn bị cho đại hội cổ đông: Kế hoạch tổ chức, giấy mời, phiếu biểu quyết, chương trình đại hội, nghị quyết đại hội cổ đông thành lập công ty cổ phần, quy chế bầu cử HĐQT, ban kiểm soát...; Tư vấn tiến hành tổ chức đại hội cổ đông; Tư vấn thông qua điều lệ công ty cổ phần; Tư vấn bầu cử HĐQT, ban kiểm soát; Tư vấn thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty sau cổ phần hoá.
-            Tư vấn ra mắt công ty cổ phần. Bao gồm: Tư vấn tổ chức bàn giao vốn, tài sản, lao động và toàn bộ hồ sơ tài liệu, sổ sách giữa doanh nghiệp Nhà nước và HĐQT công ty cổ phần; Tư vấn công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng về thời điểm hoạt động của công ty cổ phần mới; Tư vấn  việc đăng ký kinh doanh và tư vấn tổ chức ra mắt công ty cổ phần.

c/ Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp

Kết thúc cuộc tư vấn, Kiểm toán viên, Công ty Kiểm toán và Ban cổ phần hóa của doanh nghiệp sẽ phải lập và phát hành: 
 -         Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm xác định GTDN theo đúng quy định hiện hành.
-          Các phụ lục kèm theo được quy định tại Thông tư 202/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính v/v hướng dẫn thực hiện Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ và các tài liệu pháp lý có liên quan.
-          Các báo cáo tư vấn khác có liên quan theo quy định hiện hành (nếu có thoả thuận trong Hợp đồng xác định giá trị doanh nghiệp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét