Thị trường tài chính được ví như phong vũ biểu cho nên kinh tế, nó phản đánh trước những diễn biến thực tế về kết quả của nền kinh tế và của doanh nghiệp.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trãi qua hơn 15 năm thăng trầm cùng nền kinh tế, và cũng đã đi qua cuộc khủng hoảng tài chính 2008 với kết cục khá bị thương. Nhưng kết cục bi thương này lại sảy ra cùng theo nhịp điệu khủng hoảng của Thế giới làm chúng ta không khỏi ngạc nhiên hỏi rằng “thị trường tài chính Việt Nam đã hội nhập với Thế giới đến mức nào?”
Nếu các bạn hình dung thế giới tài chính là một thể thống nhất, thì các bạn cần biết rằng để tạo được thể thống nhất đó thì những nhà tài phiệt, nhưng quốc gia thống trị họ đã phải nghĩ ra những công cụ tài chính tối ưu đến mức nào, để từ đó ép buộc các quốc gia khác phải áp dụng.
Bài viết này tôi tập trung vào các cơ chế chính trong việc hình thành một thế giới tài chính thống nhất thông qua các tiêu chuẩn Basel cho hệ thống ngân hàng và các tiêu chuẩn IAS/IFRS trong việc lập và trình bày các báo cáo tài chính. Từ đó tôi nhận thấy có một mối liên hệ giữa khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế này.
- Các tiêu chuẩn tài chính ngân hàng
Nhắc tới các tiêu chuẩn này không ai có thể phủ nhật sức mạnh tuyệt vời và sự tối ưu của các quy định như Basel và IAS/IFRS. Chúng thể hiện hệ thống các tiêu chuẩn quy định cho các ngân hàng và các tiêu chuẩn trong việc thực hiện và báo cáo của các công ty trên toàn thế giới.
Tóm lược sơ qua về Basel: Ủy ban Basel được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel Thụy Sỹ để Giám sát Ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS), ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80.
- Năm 1988, BCBS (Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng) đã giới thiệu một khung rủi ro tín dụng (Basel I) xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính.
- Năm 2004, Basel 2 được áp dụng để đáp ứng các yêu cầu của phát triển liên tục trong ngành ngân hàng, các quy định này đã được sửa đổi để khắc phục những hạn chế trong Basel 1.
- Cuối năm 2009, bản mới nhất của Basel 3 cũng được giới thiệu nhằm khắc phục một số thiếu sót cơ bản của Basel II về phí vốn thanh khoản, quá tin cậy vào cơ quan xếp hạng tín dụng và bản chất có tính chu kỳ của nó.
- Các phiên bản mở rộng của Basel 3 tiếp tục được soạn thảo và các thời gian áp dụng được tính theo lô trình, yêu cầu bắt buộc đối với các ngân hàng quốc tế lớn từ năm 2014 và tiếp tục có một bản sữa đổi sắp có hiệu lực vào năm 2018.
Tóm lược về IAS van IFRS: - IAS (International Accounting Standards) là bộ chuẩn mực kế toán quốc tế được xây dựng bởi Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế IASC (International Accounting Standards Committee) trong giai đoạn từ 1973 đến 2000.
- IFRS (International Financial Reporting Standards) là bộ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được xây dựng bởi Ủy ban soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế IASB (International Accounting Standards Board) từ năm 2011. Mục đích là để từng bước thay thế các IAS cho phù hợp với những thay đổi mới, theo kịp với tình hình mới khi môi trường kinh tế tài chính, cũng như hoạt động của DN có những biến đổi và phát sinh nhiều hoạt động mới.
- Việt Nam áp dụng các tiêu chuẩn này như thế nào?
Nhận thức được tầm quan trọng của hội nhập và các tiêu chuẩn tối ưu hóa của hệ thống báo cáo tài chính toàn cầu, Việt Nam đã và đang từng bước xây dựng lộ trình áp dụng các tiêu chuẩn này.
Đối với hoạt động ngân hàng: Cơ chế Basel (Basel 1, Basel 2, Basel 3) đã và đang được nghiên cứu thực hiện đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Với một quốc gia mới bắt đầu hội nhập thì việc chuyển đổi từ các tiêu chuẩn riêng biệt thành tiêu chuẩn chung khó tránh khỏi các cú sốc, do đó việc thực hiện có lộ trình là việc làm cần thiết. NHNN đã có nhưng bước đi trong những năm gần đây để chuẩn bị cho việc Việt Nam áp dụng Basel như sau:
+ Thông tư 15/2009/TT-NHNN ngày 10/8/2009 của NHNN ban hành Quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn
+ Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 đã ban hành quy định mới về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
+ Và gần đây là Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tuy chưa thực sự chuẩn hóa theo Basel nhưng có thể là bước tiến đáng kể cải thiện hệ thống ngân hàng sau khủng hoảng tài chính 2008 và từng bước chuẩn bị để chuẩn hóa theo Basel.
Thự tế sau gần 10 năm kể từ khi ra nhập WTO thì Việt Nam cũng mới bắt đầu thực hiện thí điểm tiêu chuẩn Basel 2 với 10 ngân hàng hàng đầu Việt Nam gồm: BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB.
Đối với hệ thống báo cáo tài chính thì: Trong quá trình hội nhập quốc tế để thu hút được dòng vốn nước ngoài vào đầu tư thì việc thể hiện cho NĐT nước ngoài thấy về sự minh bạch trong hệ thống báo cáo tài chính là rất cần thiết. Tuy nhiên, sau gần 10 năm ra nhập WTO thì hệ thống báo cáo tài chính của Việt Nam vẫn quá khác lạ so với tiêu chuẩn thế giới. Hơn nữa, việc không minh bạch trong nhiều khoản mục báo cáo, và những tiêu chuẩn Việt nam hóa đã tạo ra rất nhiều kẽ hở cho các nhà quản lý doanh nghiệp cooking sổ sách đánh lừa NĐT. Do đó, việc BTC đang tiến hành xây dựng các thông tư và hướng tới luật kế toán mới cũng nhằm mục đích chuẩn hóa theo quốc tế:
+ Thông tư 202/2014/TT-BTC hướng dẫn lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất
+ Luật Kế toán 88/2015/QH13 có nhiều quy định mới về nguyên tắc hạch toán, chuẩn mực kế toán, báo cáo tài chính Nhà nước, kiểm soát nội bộ và kiểm tra kế toán, hành nghề dịch vụ kế toán. Luật kế toán mới bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2017 nhưng những thông tư được BTC ban hành trước đó cũng từng bước giúp các doanh nghiệp chuẩn hóa theo quy định mới và tiến tới áp dụng theo tiêu chuẩn báo cáo IAS và IFRS.
- Tại sao chứng khoán Việt Nam lại trong downtrend trung hạn?
Thị trường chứng khoán có một mối quan hệ rất chặt chẽ với dòng tiền từ ngân hàng, khi dòng tiền bị thắt chặt thì chứng khoán giảm và khi dòng tiền được nới lỏng thì chứng khoán tăng. Vậy với việc NHNN đang thí điểm thực hiện Basel 2 với 10 ngân hàng lớn của Việt Nam và việc BTC chuẩn bị áp dụng luật kế toán mới liệu ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán?
- Basel 2 thí điểm cho 10 ngân hàng kể trên trong áp dụng trong năm 2016 nhưng thực chất những thông tư chuẩn bị đã được ban hành từ trước đó. Trong đó phải kể đến tác dụng tiêu cực của Thông tư 36 làm hạn chế dòng tiền vào thị trường chứng khoán, vậy với việc áp dụng tiêu chuẩn cao hơn thì chắc chắn dòng tiền còn bị thắt chặt hơn nữa trong thời gian tới.
- Các ngân hàng không chỉ 10 ngân hàng kể trên đều phải chuẩn bị cho lộ trình áp dụng Basel 2, và như chúng ta đã thấy trong cuộc đại cơ cầu ngành ngân hàng từ 2014-2016 đã có rất nhiều ngân hàng nhỏ buộc phải bị thâu tóm bởi các ngân hàng lớn. Tuy nhiên, như vậy vẫn là chưa đủ vì rất nhiều ngân hàng vẫn còn dưới khá nhiều so với tiêu chuẩn tính toán của Basel 2 và thời gian tới họ có 2 cách để lựa chọn:
+ Một là, tìm cách M&A với một ngân hàng khác có cơ cấu tài chính lành mạnh để cải thiện tiêu chuẩn của ngân hàng hợp nhất, và dĩ nhiên điều này vô cùng khó vì không có ngân hàng nhỏ nào đáp ứng được tiêu chuẩn đó lại chịu bị sáp nhập.
+ Hai là, tham gia tìm nguồn vốn mới từ trong và ngoài nước bằng cách phát hành tăng vốn, do đó các ngân hàng phải tìm cách nới room và chào mời nhà đầu tư ngoại. Tại sao lại không phải là NĐT trong nước, chỉ bởi vì những quy định mới từ Basel sẽ hạn chế các ngân hàng và các tập đoàn trong việc giao dịch nội bộ, và dĩ nhiên không còn dùng tiền dễ dàng như trước thì các tập đoàn cũng chẳng mặn mà gì.
- Đối với tiêu chuẩn báo cáo tài chính IAS và IFRS thì BTC cũng đã có thông tư và luật mới để chuẩn bị cho lộ trình áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Các thông tư 200, 202 ra đời nhằm hạn chế những lỗ hổng trong báo cáo tài chính, và tiếp đến là Luật kế toán 2015 được áp dụng cũng sẽ làm rõ hàng hơn các số liệu và chuẩn hóa các giá trị hợp lý trên báo cáo tài chính. Sẽ hạn chế được việc cố tình cooking báo cáo tài chính và tăng giảm giá trị của BCTC làm khó khăn hơn cho NĐT trong việc đọc và so sánh BCTC của các công ty.
- Dòng tiền từ ngân hàng bị siết, các dự án BĐS vẽ ra sẽ khó được cho vay hơn trước, do đo báo cáo tài chính thì khó mà đánh lừa nhà đầu tư như trước. Các công ty chỉ bằng các thủ thuật tài chính và các dự án vẽ sẽ khó qua mắt các ngân hàng và NĐT để tăng vốn ồ ạt.
- Tình trạng nợ công cao, nguồn thu chính từ dầu mỏ thấp lại sẽ đẩy rủi ro vay nợ quốc gia lên cao, kéo theo đó là các NĐT quốc tế sẽ áp một phần bù rủi ro cao hơn và kéo theo lãi suất trái phiếu chính phủ tăng. Các ngân hàng siết cho vay lại và cộng với lãi suất tăng sẽ làm các doanh nghiệp khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn và chi phí vay cao hơn.
Do đo, chứng khoán Việt Nam sẽ đi vào giai đoạn sideway và downtrend trung hạn, sau khi hệ thống ngân hàng được tái cầu trúc và đáp ứng các tiêu chuẩn Basel 2 và sau khi NHNN có những chính sách mới nhằm thông thoáng hơn dòng tiền bơm vào thị trường thì mới hi vọng thị trường chứng khoán phục hồi.
Nguồn: Lão Trịnh