Con sóng toàn cầu hóa và tự do hóa đã thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và công nghệ hiện đại. Từ đó làm tạo ra thay đổi lớn trong cuộc sống của người tiêu dùng.
Bán lẻ có thể được định nghĩa là việc cung cấp một cách kịp thời hàng hóa theo nhu cầu của người tiêu dùng với mức giá hợp lý và cạnh tranh. Các nhà bán lẻ cung cấp các tiện nghi và dịch vụ khác nhau cho khách hàng.
Retail Management
Các quá trình khác nhau hỗ trợ khách hàng mua sắm hàng hóa theo mong muốn từ các cửa hàng bán lẻ sẽ được hoạch định bởi Retailing Manager. Retailing Manager bao gồm tất cả các bước cần thiết để khiến khách hàng bước vào cửa hàng và đáp ứng nhu cầu mua hàng của họ.
Quản lý bán lẻ làm cho công việc mua sắm trở nên thú vị hơn bằng cách đem đến những trải nghiệm mới lạ cho khách hàng cũng như đảm bảo các vị “thượng đế” sẽ rời khỏi cửa hàng với sự hài lòng nhất.
>>Vậy những nhà quản lý bán lẻ sẽ phải làm gì để đạt được mục tiêu của Retailing Manager?<<
* Quản lý bán lẻ tiết kiệm thời gian, đảm bảo khách hàng dễ dàng xác định vị trí hàng hóa mong muốn và trở về nhà với sự hài lòng. Một quản lý có hiệu quả phải tránh được sự hỗn loạn không cần thiết tại các cửa hàng thông qua việc thiết kế trưng bày các loại hàng hóa theo đặc điểm nhận diện, hoặc là chủng loại sản phẩm.
* Ngoài việc tập trung vào sản phẩm, các nhà quản lý bán lẻ cần phải ý thức được rằng đối tượng cuối cùng mà họ cần mang lại những tác động tích cực là khách hàng. Vì vậy, đừng lấy đi quỹ thời gian của họ bằng những kệ hàng sắp xếp thiếu logic và ngăn nắp.
* Tăng cường các yếu tố nhân trắc khiến cho việc mua sắm của khách hàng trở nên thoải mái và thư giản hơn.
Nguồn : http://www.managementstudyguide.com/retail-management.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét