Khoảng thời gian này, khi đi trên đường phố, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những biển hiệu như “giảm giá khủng”, “sale off 20%, 30%” hay thậm chí là “-50%”. “-70%”… Lợi dụng thời điểm cuối năm khi mà nhu cầu của khách hàng tăng lên, để kích thích mua sắm, doanh nghiệp liền áp dụng chiêu bài giảm giá. Tuy nhiên, để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời loại bỏ được tâm lý nghi ngờ về chất lượng sản phẩm của khách hàng khi giảm giá bán không phải là vấn đề đơn giản. Vì đối với khách hàng, việc bán hàng giảm giá ở hầu hết các cửa hàng đã trở nên quá quen thuộc, và họ cũng đã có kinh nghiệm trong việc mua hàng khi mà đa số các mặt hàng giảm giá đều đã lỗi thời, chẳng còn mấy hứng thú cho việc mua sắm, dù giá rất rẻ so với ngày thường.
Nhiều mức giảm khác nhau để thu hút khách hàng |
Để giải quyết vấn đề này, rất nhiều doanh nghiệp đã có những giải pháp sáng tạo. Đó là bán hàng đồng giá. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi ở những ngành hàng thời trang, phụ kiện vì sản phẩm có giá trị thấp và đa dạng, mang lại doanh số bán hàng tăng đáng kể cho các cửa hàng.
Một cách giải quyết khác nữa là ưu đãi giá cho tất cả các mặt hàng trong cửa hiệu. Giải pháp này được dùng phổ biến tại Nhật Bản. Người tiêu dùng Nhật thường sẽ không mua những hàng hóa được giảm giá vì họ cho rằng chất lượng không tốt nên mới giảm. Nhưng nếu không áp dụng giảm giá, sẽ rất khó thu hút khách hàng. Vì thế, cửa hàng bách hóa Motsukoshi ở Nhật đã dành ưu đãi 30 yên cho tất cả khách hàng khi mua bất kỳ 1 sản phẩm nào tại cửa hàng. Và sau khi được áp dụng, thông tin đã được mọi người chia sẻ rộng rãi làm cho doanh thu của cửa hàng tăng lên đáng kể, các cửa hàng khác cũng áp dụng và đạt hiệu quả không kém.
Giảm giá là một nghệ thuật Marketing |
Đối với nghệ thuật giảm giá, ta cũng không thể không nhắc đến phương pháp tạo sự khan hiếm ảo. Giảm giá có thể thu hút khách hàng. Tuy nhiên, cùng 1 mặt hàng giảm giá nhưng số lượng nhiều ít khác nhau cũng kích thích tiêu dùng khác nhau. Con người thường có tâm lý lo sợ người khác có thể mua được hàng với mức giá hời hơn mình, điều đó khiến nổi sợ mất mát của họ tăng lên. Và họ sẵn sàng chén lấn nhau trong cửa hiệu đông người, hay móc ví để mua những sản phẩm mà chưa chắc họ đã dùng đến.
Giảm giá có tác dụng tích cực trong việc tăng doanh số bán hàng, tuy nhiên, cái gì quá cũng là không tốt. Việc giảm giá thường xuyên có thể tạo cho khách hàng tâm lý nghi ngờ về chất lượng sản phẩm. Nguy hiểm hơn, kích cầu bằng giá còn có khả năng hình thành thói quen chỉ mua khi giảm giá của khách hàng. Do đó, khi áp dụng những chính sách marketing về giá, doanh nghiệp cần phải cẩn trọng và xem xét kỹ càng. Thật không ngoa khi người ta vẫn thường nhắc đến cụm từ “Nghệ thuật giảm giá”.
Tham khảo:
http://www.brandsvietnam.com/3473-Khan-hiem-ao-trong-kinh-doanh
http://www.misa.com.vn/tin-tuc/chi-tiet/newsid/37918/Nghe-thuat-khuyen-mai-giam-gia-ao-giac
http://www.brandsvietnam.com/3473-Khan-hiem-ao-trong-kinh-doanh
http://www.misa.com.vn/tin-tuc/chi-tiet/newsid/37918/Nghe-thuat-khuyen-mai-giam-gia-ao-giac
Nguyễn Thị Tuyết - 39K12
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét